Lưu Ý Khi Lắp Đặt-Sử Dụng Ổn Áp 3 Pha.

Lưu Ý Khi Lắp Đặt-Sử Dụng Ổn Áp 3 Pha.

Lưu Ý Khi Lắp Đặt-Sử Dụng Ổn Áp 3 Pha.

Hiện nay, ổn áp 3 pha là thiết bị dường như không thể thiếu trong các công ty, xưởng sản xuất, nhà hàng, khách sạn, quán bar, quán karaoke,… Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những chiếc ổn áp Standa 3 pha đặt trực tiếp trong xưởng sản xuất hoặc các phòng kỹ thuật điện ở các tòa nhà.

Thông thường thì chỉ những xưởng sản xuất hoặc những tòa nhà lớn có tải 3 pha (các mô tơ, máy CNC,…chạy điện 3 pha) hoặc tất cả là tải 1 pha nhưng số lượng nhiều, công suất lớn máy ổn áp 1 pha không thể đáp ứng được. Những trường hợp như vậy thì bắt buộc phải sử dụng ổn áp 3 pha. Nhưng vẫn có nhiều người lắp máy ổn áp 3 pha để sử dụng sinh hoạt trong gia đình vì cho rằng “điện 3 pha luôn khỏe hơn điện 1 pha”. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng ổn áp 3 pha ngày nay là rất lớn. Bằng chứng là Công ty standa đã cung cấp và lắp đặt ra thị trường hơn một nghìn máy ổn áp Standa 3 pha chỉ trong 6 tháng cuối năm.

Nhưng trong thời gian gần đây Công ty Standa liên tục nhận được phản ánh từ khách hàng vì gặp sự cố trong khi lắp đặt và sử dụng máy ổn áp Standa 3 pha.

TRƯỜNG HỢP 1: Sự cố trong quá trình sử dụng.

  1. Ổn áp thỉnh thoảng lại bị nhảy aptomat, làm mất điện.
  2. Ổn áp cho điện áp ra yếu vào những giờ cao điểm.
  3. Ổn áp bị nóng trong quá trình sử dụng.
  4. Ổn áp đột nhiên cho điện áp ra ở 3 pha không đều nhau.

Nguyên nhân:

  1. Khách hàng chọn công suất máy ổn áp chưa đúng nên khi mới lắp đặt, do điện đầu vào khỏe, ổn áp vẫn chịu được. Nhưng đến khi cao điểm, điện đầu vào yếu, ổn áp bị giảm công suất dẫn đến quá tải, phải nhảy aptomat để bảo vệ máy (công suất máy ổn áp sẽ giảm dần khi điện đầu vào giảm). Hoặc trong quá trình sử dụng khách hàng đã lắp thêm nhiều tải vào, ổn áp phải gánh thêm nhiều tải dẫn đến quá tải.
  2. Ổn áp cho điện áp ra yếu vào giờ cao điểm do khách hàng không chọn đúng dải điện áp hoạt động của máy ổn áp. Nếu điện áp ở khu vực của khách hàng rất yếu, thì phải chọn máy ổn áp có dải rộng 160V-430V thay vì chọn ổn áp có dải hẹp 260V-430V.
  3. Khách hàng chọn máy ổn áp có công suất gần ngang bằng với tải sử dụng. Việc duy trì công suất thường xuyên trên 80% sẽ làm cho máy ổn áp bị nóng.
  4. Do đường dây truyền tải điện bị lỏng, trong quá trình sử dụng bị mất dây trung tính. Cách mạch điều khiển trong máy ổn áp bị mất trung tính sẽ không thể điều khiển ổn áp cho điện áp ra đúng được.

Cách khắc phục:

  1. Khách hàng nên nhờ nhân viên bán hàng tư vấn về công suất máy ổn áp phù hợp trước khi mua. Và không tự ý lắp thêm tải vào máy ổn áp trong quá trình sử dụng.
  2. Nhờ nhân viên bán hàng tư vấn về dải điện áp của máy ổn áp phù hợp trước khi mua.
  3. Lưu ý chọn máy có công suất sao cho. Tải sử dụng thường xuyên không quá 70% công suất của máy ổn áp.
  4. Kiểm tra kỹ đường dây truyền tải trước khi lắp đặt. Trong quá trình sử dụng, thường xuyên phải kiểm tra. Nếu thấy ổn áp cho điện áp ra ở ba pha không đều nhau thì phải kiểm tra dây trung tính ngay.

Quý khách hàng lưu ý: Khi mua máy ổn áp Standa 3 pha chính hãng tại Công ty hoặc mua tại những đại lý chính thức bán hàng cho Công ty Cổ phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam sẽ được công ty hỗ trợ nhân viên kỹ thuật đến tận nơi lắp đặt, hướng dẫn sử dụng,… đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp.

TRƯỜNG HỢP 2: Sự cố khi lắp đặt.

  • Lắp đặt xong máy không chạy.
  • Lắp đặt xong máy chạy nhưng điện áp ra không ổn định.
  • Lắp đặt xong, bật máy lên gây chập điện, hỏng thiết bị trong nhà.

Nguyên nhân: Sau những lần tiếp nhận thông tin từ khách hàng phản ánh về việc nhân viên đến lắp đặt máy ổn áp Standa 3 pha gây ra sự cố. Công ty đã tìm hiểu và thấy nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Khách hàng mua nhầm phải hàng giả, hàng nhái, tuy có giá rẻ nhưng chất lượng rất kém. Nên sau khi lắp đặt xong thấy máy cho điện áp ra không ổn định. Những cơ sở sản xuất thủ công không chuyên nghiệp, không kiểm tra máy kỹ trước khi đem bán nên thậm chí có trường hợp máy mới mua về lắp đã không chạy.
  • Khách hàng mua máy ở những nơi không bán hàng chính hãng, không được công ty hỗ trợ lắp đặt. Họ tự cho những nhân viên chuyên môn thấp, kinh nghiệm ít của họ đi lắp đặt. Nên có thể gặp những sự cố lắp sai, lắp nhầm, lắp thiếu,… Có thể gây nguy hiểm nếu xảy ra chập cháy.

Cách khắc phục:

  • Chọn mua đúng máy ổn áp Standa 3 pha chính hãng được sản xuất tại Công ty Cổ phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam. Hàng chính hãng, ở mặt trước của máy luôn có dòng chữ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ỔN ÁP BIẾN ÁP STANDA VIỆT NAM.

on-ap-standa-chinh-hang

  • Trước khi lắp, ngắt toàn bộ điện áp. Lắp đầy đủ 3 dây pha và 1 dây trung tính đầu vào đúng với trị số ghi trên các cọc đấu (Dây pha lắp vào ba cọc F1, F2, F3. Dây trung tính lắp vào cọc 0V). Sau khi lắp xong, chưa nên đấu tải vào vội. Cấp điện cho máy ổn áp và bật máy lên. Đo điện áp đầu ra của ổn áp hoặc quan sát đồng hồ V trước mặt máy, nếu điện ra đúng thì tắt máy ổn áp đi, cắt toàn bộ điện và bắt đầu đấu tải vào đầu ra của ổn áp.
  • Lưu ý: Đầu vào của ổn áp bắt buộc phải có dây trung tính (thường gọi là dây mát, dây 0 vôn). Nếu lắp đặt xong, bật máy ổn áp lên mà thấy điện áp ra ở 3 pha chênh nhau rất nhiều thì phải kiểm tra xem có mất trung tính không. Cách kiểm tra đơn giản và chắc chắn nhất là lấy một dây pha và một dây trung tính đấu vào một cái ổ điện. Sau đó cắm bất kì một thiết bị nào đó chạy điện 220V vào. Nếu thiết bị đó chạy nghĩa là đã có mát.
Share :

Viết bình luận