Tìm Hiểu Điện Là Gì?

Tìm Hiểu Điện Là Gì?

Tìm Hiểu Điện Là Gì?

Điện Là Gì Mà Quyết Định Cuộc Sống Sinh Hoạt Hàng Ngày Hay Các Nhà Máy, Xí Nghiệp, Văn Phòng Cần Có Điện Để Duy Trì Hoạt Động Sản Xuất, Giao Dịch Trong Nước, Kinh Doanh Quốc Tế, Đóng Góp Cho Nền Kinh Tế Nước Nhà. STANDAVIET.VN xin chia sẻ như sau:

Điện là tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác.

dien-la-gi

Điện là gì

Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý cũng như biểu hiện ở:

    Điện tích: một tính chất của các hạt hạ nguyên tử, xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ.
    Dòng điện: là sự di chuyển hay dòng các hạt điện tích, được đo bằng ampe.
    Điện trường (xem điện tích): một trường hợp đơn giản của trường điện từ, tạo ra bởi một hạt điện tích ngay cả khi nó không chuyển động (hay không có dòng điện). Điện trường tác dụng lực lên các điện tích khác nằm lân cận. Khi điện tích chuyển động, nó còn tạo ra từ trường.
    Điện thế: khả năng của điện trường sinh công lên một hạt điện tích, được đo bằng vôn.
    Nam châm điện: dựa trên tính chất dòng điện sinh ra từ trường, và từ trường biến đổi sinh ra dòng điện cảm ứng.

>>Mua ngay ổn áp Standa chính hãng 100% dây đồng giá tốt nhất!

Có những loại điện nào?

- Điện xoay chiều (AC) : AC là viết tắt của Alternating Current, là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định, dòng điện AC trong mạch chảy theo 1 chiều, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy. Một điện áp AC thì có giá trị dương sang âm rồi tiếp tục đổi ngược lại.

- Điện 1 chiều (DC) :DC là viết tắt của Direct Current, iểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.

- Chu kỳ: Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại ví trí cũ. Tính bằng giây (s): Kí hiệu T. T = 1/F.

- Để đo lường sự thay đổi chiều nhanh hay chậm, người ta đưa ra khái niệm:
Tần số (hertz): Là số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây. Kí hiệu: F. Đơn vị Hz.

nha-may-thuy-dien-lai-chau-voi-on-ap-standa

Nhà máy thủy điện Lai Châu.

>>Xem ngay ổn áp Standa 10kVA chính hãng được 60% hộ gia đình sử dụng!

Tìm Hiểu Điện là gì?

Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút.

Hiện nay điện là loại năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống, và là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển của xã hội cũng như nền văn minh nhân loại. Hãy thử tưởng tượng không có điện, cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn như thế nào?

Truyền tải điện năng.

Ví dụ ở Việt Nam có đường dây 500kV Bắc – Nam có hiệu điện thế 500kV; tại một số quốc gia như Canada, Nga hay Nhật,… hiệu điện thế các đường dây truyền tải có giá trị đến 1500kV.

Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng hay nhôm.

Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện.

Sản xuất điện năng.

Thông thường, điện được sản xuất bởi một trong các phương thức sau :

- Năng lượng hạt nhân : Điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng…) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.

- Năng lượng gió : Động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.

- Nhiệt điện : Năng lượng nguồn bằng hơi nước. Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước và tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã được làm nóng, quá trình này được gọi là chu trình Rankine. Khác biệt lớn nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác nhau.
- Thủy điện : Nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục.

Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ. Điện phần lớn được sản xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắt hoạt động là các nguyên lý động điện.

Share :

Viết bình luận